Giỏ hàng của bạn

Văn hóa "Bia Bao Cấp"

 𝐁𝐈𝐀 𝐁𝐀𝐎 𝐂Ấ𝐏 - 𝐂𝐇Ỉ "𝐀𝐈 ĐÓ 𝐂Ủ𝐀 𝐍𝐆À𝐘 𝐗Ư𝐀" 𝐌Ớ𝐈 𝐇𝐈Ể𝐔

Du nhập vào Việt Nam một cách chính thức từ năm 1875, bia bắt nguồn từ một xưởng nhỏ do ông Victore Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn bấy giờ.

Trong suốt thời kỳ bao cấp, bia được coi là một hàng hóa xa xỉ, chỉ có một bộ phận nhỏ dân số được dùng bia. Việt Nam nhập khẩu 100% nguyên liệu chính để làm bia như malt, hoa bia và một số chất phụ gia trong thời kỳ này. 

Tình trạng mua được bia mà không có bàn ngồi. Có bàn có khi lại không có ghế, có bàn, có ghế có khi lại hết bia và đồ nhắm... xảy ra rất thường xuyên. Bia thường được rót trong chiếc cốc vại bằng thủy tinh màu xanh, đúng nửa lít, những bọt bong bóng li ti nổi lên từ đáy cốc chạm lớp bọt trắng ở bề mặt rồi biến mất. Cái cốc nặng trịch, mỗi khi chạm vào nhau nghe canh cách.

Người Hà Nội hay uống bia 'chuồng cọp' rót trong cốc vại bằng thủy tinh xanh, đựng được nửa lít. Họ rồng rắn xếp hàng chờ mua bia 3 hào một cốc. Mậu dịch quốc doanh độc quyền bán bia, nên các quán Cổ Tân cạnh nhà hát lớn, quán "chuồng cọp" đầu phố Nguyễn Đình Chiểu, 41 Hàng Bài... luôn đông nghẹt thở. Để chống chen ngang, người ta còn hàn sắt quanh chỗ xếp hàng, nơi bán bia, gọi là "chuồng cọp", có chỗ còn dựng thành những lối ngoằn ngoèo chỉ một người đi. Nhưng rồi, nhiều người vẫn phải ấm ức vì xếp hàng nửa buổi, đến "cửa chuồng" rồi, cô mậu dịch mặt lạnh hơn bia buông một câu "đã hết".

Không khí xếp hàng mua bia ngày đó giờ đã hết, nhưng ký ức thì vẫn luôn tồn tại, khi mà cái thời ông cha ta sau một ngày làm việc nắng nóng được ngồi trên chiếc ghế nhựa, tu một hơi bia thật dài mới cảm thấy sảng khoái làm sao!

Video:

 

Facebook Instagram Youtube Z Zalo Top