Giỏ hàng của bạn

Tại sao bia lại có vị đắng và có hương thơm đặc trưng?

Đối với các tín đồ mê Craft Beer , vị đắng là một điểm signature hấp dẫn đến lạ kì. Vị đắng của bia mang lại cảm giác sảng khoái trên từng ngụm bia sánh mát, và cũng là điểm phân biệt rõ rệt nhất giữa Bia thủ công và Bia thông thường.

Vậy bạn có biết vị đắng của bia đến từ đâu không? Và vì sao các dòng bia khác nhau lại có độ đắng khác nhau?

=> Xem thêm: Hoa bia được trồng ở đâu? Những thông tin thú vị về hoa bia

Độ đắng (IBU) là gì?

Độ đắng - viết tắt là IBU (International Bitterness Unit) – được quyết định bởi lượng Hoa Bia sử dụng trong quá trình ủ nấu. Càng dùng nhiều hoa bia, vị đắng của bia sẽ càng rõ rệt.

Mỗi dòng bia có tỉ lệ Hoa Bia rất khác nhau, thể hiện qua thang IBU:

- Lagerl Pilsner:  8-26 (nhẹ, gần như không đắng)

- Pale Ale: 30-50 (đắng nhẹ dịu)

- IPA: 40-120 (rất đắng)

- Porter:18-50 (từ không đắng đến rất đắng)

- Stout: (từ không đắng đến rất đắng)

Hoa bia có thực sự quan trọng khi sản xuất bia thủ công

Hoa bia là nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra hương vị đặc trưng của bia thủ công. Nó giúp tạo ta vị đắng và làm tăng thêm hương vị đặc trưng của bia. Hơn thế, nó còn làm ổn định mùi vị bia và tăng cường ổn định hệ vi sinh trong bia.

Hoa bia còn có khả năng giữ bọt bia lâu hơn (được tạo ra bởi quá trình CO2), nhờ vậy tạo cảm giác thoả mãn và cảm giác dày trong miệng khi thưởng thức bia cùng lớp bọt sánh mịn.

Người ta thường tận dụng chất đắng và tinh dầu thơm có trong phần nhụy của hoa cái chưa thụ phấn để sản xuất bia, bởi chúng có giá trị riêng để tạo nên bia thủ công thượng hạng.

=> Xem thêm: Những nguyên liệu cần có trong bia thủ công là gì?

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải thích được vì sao bia lại có vị đắng và mùi thơm đặc trưng. Đã là bia thì phải đắng, đắng nhiều đắng ít thì tùy gu của từng người. Bởi vậy lần tới đi uống bia tại iBiero. Bạn hãy nhớ xem kĩ #IBU trước khi gọi nhé!

Video:

 

Facebook Instagram Youtube Z Zalo Top