Giỏ hàng của bạn

Uống bia rượu thì mất bao lâu để hết nồng độ cồn?

"Theo các chuyên gia y tế, thời gian mà cơ thể cần để loại bỏ nồng độ cồn sau khi tiêu thụ rượu bia không chỉ phụ thuộc vào số lượng cồn uống mà còn bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm sinh học và thể trạng cụ thể của từng người."
 

Theo luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên nhiều người băn khoăn sau khi uống rượu bia bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu và khi nào người uống có thể tiếp tục tham gia hoạt động giao thông mà không bị phạt. Vậy hãy cùng IBIERO tìm hiểu cụ thể về thời gian không còn nồng độ cồn trong máu nhé!

Trong khoảng thời gian 7 ngày nghỉ Tết đầu năm 2023, cơ quan chức năng đã ghi nhận và xử lý không dưới 7.700 trường hợp vi phạm, một con số đáng kể và đồng thời là một con số tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này đạt đến mức 600% so với Tết năm 2022, làm nổi bật sự cần thiết của việc thực hiện các biện pháp giám sát và quản lý an toàn trong thời kỳ lễ hội.

Nhiều lái xe cho rằng mình uống rượu từ hôm qua, hoặc cho rằng mình chỉ nhấp một chút nước hoa quả có cồn không thể nào còn lượng cồn trong máu. Thời gian từ lúc uống rượu đến khi xét nghiệm âm tính không còn nồng độ cồn trong máu hơi thở khi kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như lượng rượu, nồng độ cồn, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói, ngoài ra vấn đề trên còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lí bởi nhiều người uống rượu từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn vẫn còn trong máu hơi thở vẫn còn nhưng có người thì không.

Theo một số chuyên gia không có những con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bao lâu thì mới lái xe hay sau bao lâu uống rượu thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Điều này phụ thuộc vào lượng rượu bia uống và đặc điểm sinh học thể trạng của từng cá nhân từ đó mới có chỉ số nhất định bao lâu sẽ hết nồng độ cồn ở trong máu.

Tuy nhiên dưới đây sẽ là một số thông tin bạn cần lưu ý:
  • Sau 6-12 giờ nồng độ cồn vẫn đo được ở trong máu.
  • Sau 12 giờ - 24 giờ nồng độ cồn vẫn đang được ở trong hơi khí thở .
  • Sau 36 giờ vẫn đang được trong nước tiểu.
  • Sau 72 giờ vẫn đo được khí xét nghiệm trong mẫu tóc.
Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để không bị đo nồng độ cồn là người dân không nên uống rượu hoặc hạn chế uống rượu bia. 

Để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và cộng đồng xung quanh, cũng như tuân thủ quy định pháp luật, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tránh việc uống rượu hoặc bia trước khi lái xe. Trong thời kỳ hiện đại, có nhiều ứng dụng hỗ trợ đặt xe máy đưa bạn về nhà an toàn như Grab, ứng dụng đặt xe ô tô v.v... sau những buổi vui. Nhờ vào những tiện ích này, việc giải trí trở nên thoải mái hơn mà không lo ngại về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông. Và bạn hãy luôn nhớ là đã uống rượu, bia thì không nên lái xe nhé.

 
Facebook Instagram Youtube Z Zalo Top