Giỏ hàng của bạn

Bia cốm - đặc sản mỗi mùa thu Hà Nội của iBiero

Để làm phong hơn các thức quà của thu Hà Nội, các nghệ nhân làm bia thủ công của iBiero đã cho ra đời một loại thức uống vô cùng độc đáo mang phong cách rất riêng của Hà Nội, đó là bia Cốm hay còn có một cái tên gọi mĩ miều khác là “Hà Nội mùa thu”.

Ý tưởng đã ấp ủ

Với suy nghĩ tại sao không kết hợp giữa dòng bia của Anh với hương vị địa phương ở Hà Nội – nguyên liệu đặc trưng của mùa thu để dành tặng cho tất cả các chị em phụ nữ Việt Nam. Ngay lập tức ông Vinh đã bắt tay vào tiến hành thử nghiệm.

Những nguyên liệu cần có trong bia thủ công là gì? – iBiero Craft Beer | Bia  thủ công hàng đầu Việt Nam

Những lần đầu còn gặp không ít khó khăn, thất bại nhưng với sự quyết tâm đến cùng để tạo ra thứ đồ uống của riêng người Việt. Sau nhiều lần thử nghiệm cuối cùng cũng cho ra thành phẩm như mong muốn mang hương vị Cốm chuẩn nhất. Được đặt tên là “Hà Nội mùa thu” ra mắt chính thức vào mùa thu năm 2017. Vì hương vị trong bia là cốm nên dần dần khách hàng gọi là bia Cốm cho dân dã.

=> Xem thêm: Tại sao bia lại có vị đắng và có hương thơm đặc trưng?

Quá trình làm bia Cốm

Đây là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm về các nguyên liệu, phương pháp nấu và ủ bia để tạo ra những ly bia có hương vị độc đáo mà chỉ iBiero có.

Bia thủ công thường có hương vị đậm đà, được tùy biến theo những nguyên liệu địa phương. Tại nhà máy của iBiero Hà Nội, mỗi mẻ sẽ nấu 1.000 lít trong thời gian 8-10 tiếng. Sau đó bia sẽ trải qua thời gian lên men, ổn định hương vị từ 25-30 ngày mới ra được hương vị chuẩn và xuất bán. Để  nấu được 1000 lít bia thì cần dùng đến 320kg malt được làm từ đại mạch, vài kg hoa bia dạng viên nén, men bia và nước.

Điểm khác biệt lớn nhất của bia thủ công với bia công nghiệp đó là nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng, có chất lượng tốt và đều là các nguyên liệu cao cấp được nhập khẩu từ các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Thêm vào đó là các nguyên liệu đặc trưng địa phương để tạo sự khác biệt.

 Do nước chiếm 80% thành phần của bia nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị. Trước đây người ta phải đặt nhà máy ở nơi có nguồn nước ngầm chất lượng tốt, nhưng hiện nay công nghệ xử lý nước đã phát triển nên chỉ cần quan tâm đến việc kiểm soát hàm lượng nồng độ các muối Na, K, Mg. Khi nước tinh khiết thì hương vị của bia sẽ được đẩy lên cao.

Kiểm soát nồng độ các muối

Đầu tiên nguyên liệu được cho vào nồi để các enzyme biến tinh bột trong malt thành đường. Quá trình này kéo dài 75-90 phút. Người nấu có thể điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn, nhiệt độ cao sẽ tạo ra bia ngọt và đầm hơn, còn nhiệt độ thấp bia sẽ có độ cồn cao hơn.

Sau đó nguyên liệu được chuyển sang 1 nồi khác để lọc lấy hết phần dịch đường. Lọc bỏ hết cặn và dịch bia dần trong lại thì đạt yêu cầu. Lúc này bia sẽ được nấu cùng hoa bia dạng viên để tạo độ đắng, mùi thơm, tăng khả năng bảo quản. Thời gian nấu từ 60p - 90p.

Biến tinh bột trong malt thành đường

Sau đó bia lại được chuyển sang nồi lắng xoáy. Dòng dịch bia chạy vòng quanh nồi còn xác hoa bia và vỏ trấu còn sót lại sẽ tụ lại ở giữa. Bã bia sau đó được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Việc kết hợp Cốm, lá nếp vào quy trình nấu bia cần được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng trải qua nhiều lần thử nghiệm.

Sau khi nấu, bia sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ 12-22 độ rồi để lên men trong 10-13 ngày. Khi ấy lượng đường trong dịch bia sẽ chuyển thành cồn và C02. Và bia được chuyển sang một tank khác để ủ với tác dụng của trọng lực bia sẽ trong và ổn định hơn.

Ủ 25-30 ngày mới được 1 mẻ bia

Sau khoảng 25-30 ngày, những mẻ bia đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được rút ra keg rồi vận chuyển đến nhà hàng. Trong suốt quá trình vận chuyển từ nhà máy đến tay người tiêu dùng, bia luôn được giữa lạnh ở 4 độ C vì nếu trên nhiệt độ này, bia sẽ bắt đầu nhả khí, mất dần hương vị. Với bia tươi, xe vận chuyển phải là xe lạnh. Thời gian từ nhà máy đến nhà hàng dưới một giờ. Mỗi nhà hàng phải có kho lạnh. Vòi rót lạnh và ly cũng được đặt trong tủ lạnh.‏

Hương vị bia cốm 

Bia cốm được làm hoàn toàn bằng thủ công nên có vị ngọt bùi, đắng nhẹ và thanh mát, mang hương thơm của từng hạt cốm nguyên chất. Màu sắc có sự khác biệt so với bia công nghiệp là màu vàng xanh.

Nồng độ cồn thấp 4,5 - 5%

Nồng độ cồn trong bia chỉ từ 4.5-5 độ, phù hợp cho cả nam và nữ giới. Vì được lên men và thanh trùng tự nhiên nên thời gian bảo quản thủ công của bia rất ngắn, cũng nhờ đó mà bia giữ được hương vị tươi ngon, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

=> Xem thêm: Tìm hiểu về các dòng bia Lager đang có trên thị trường

Cách thưởng thức bia cốm

Để thưởng thức đầy đủ hương vị bia Cốm, bạn nên uống gần nửa cốc, sau đó nhấp từng ngụm nhỏ phần còn lại trong khi chuyện trò với mọi người xung quanh. Không nên lắc hoặc dùng bất cứ vật gì khuấy bia vì điều này nhanh chóng làm oxy hoá bia, làm đục màu. Những đồ hợp nhất để ăn kèm trong khi thưởng thức một cốc bia ngon, mát lạnh là những món có vị hơi mặn một chút, hoặc hơi chua một chút.

Top 5 loại bia thủ công có hương vị độc đáo tại IBIERO – iBiero Craft Beer  | Bia thủ công hàng đầu Việt Nam

Bạn nên kết hợp bia với các món nhắm như khô mực chiên nước mắm, thịt bò Mỹ nướng muối ớt,... Vị mặn sẽ là thứ kích thích người uống không thể cưỡng lại cảm giác muốn chiêu thêm một hụm bia. Đó là chất xúc tác lý tưởng để làm nền cho các cuộc vui với bạn bè. Chúng làm cho những cốc bia bớt nhàm chán, vừa bổ sung thêm một tầng vị để các thực khách thưởng thức.

Video:

 

Facebook Instagram Youtube Z Zalo Top