Những thông số có trong bia thủ công mà bạn nên biết
Bạn thích uống beer craft nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu các chỉ số có trong bia chưa? Khi uống bia thủ công tươi hay đóng chai, bạn sẽ đều được giới thiệu về các chỉ số như độ cồn, độ đắng. Nhưng còn rất nhiều điều thú vị khác đằng sau ly bia, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Chỉ số ABV
ABV là viết tắt của Alcohol By Volume, chỉ số này nói đến nồng độ cồn trong bia (%). Đây là công thức được đo lường theo quốc tế, tính bằng số ml cồn trong 100ml chất lỏng ở 20 độ C. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở trên các nhãn chai hay lon bia. Số % càng lớn thì nồng độ cồn của loại bia đó càng cao. “Bia nặng” và “bia nhẹ” cũng là cách gọi để người ta nhắc đến nồng độ cồn này.
Thông tin nồng độ cồn (ABV) đều được thể hiện ở trên thân bia chai và bia lon. Đây là thông tin bắt buộc cần phải được in trên bao bì ở nhiều quốc gia. Còn nếu đến các quán bia thủ công, bạn có thể hỏi nhân viên phục vụ trước khi chọn các vị bia thưởng thức.
=> Xem thêm: Sự khác nhau giữa bia chai, bia lon, bia tươi và bia hơi là gì?
Nồng độ cồn trung bình trong bia
Đối với loại bia được sản xuất bằng phương pháp lên men chìm được gọi là dòng lager, thì nồng độ sẽ ở mức 5%. Một số loại bia lager có thể kể đến như Tiger, Budweiser và Heineken. Còn bia thủ công sẽ có nồng độ cồn đa dạng hơn, dao động từ 3% - 10%. Một số loại bia thủ công phổ biến của iBiero như King IPA, Pilsner, Brown Chocolate,...
Nhiều người nghĩ rằng bia thủ công sẽ có độ cồn cao nên ngại thử. Nhưng thực tế ở iBiero Craft Beer Station có rất nhiều bia có chỉ số ABV thấp như: Apple Cider (4%); Vanilla Cream Ale (5.2%); Bia Cốm (4,6%),... Những loại bia này rất dễ uống, có độ cồn thất, mang vị thơm và ngọt rất được phái nữ ưa chuộng.
Tóm lại, trước khi uống bất kỳ vị bia nào, bạn nên dựa vào chỉ số ABV để có thể lựa chọn dòng bia thủ công cho phù hợp. Với những người mới bắt đầu uống, hãy chọn bia có nồng độ cồn thấp rồi dần dần chuyển sang độ cồn cao. Như vậy mới có thể cảm nhận được rõ hương vị từng loại bia.
Chỉ số IBU?
IBU là viết tắt của International Bitterness Units. Chỉ số này dùng để đo lường lượng iso-alpha axit hình thành trong quá trình nấu bia. Đây cũng là nhân tố quyết định đến độ đắng của bia. IBU càng cao thì bia sẽ càng đắng và ngược lại, IBU càng thấp thì bia sẽ ít đắng hơn.
Ở Việt Nam, chỉ số IBU nằm trong khoảng 30 - 35. Khi là người mới bắt đầu uống bia, bạn nên tìm hiểu về độ đắng để có thể chọn vị bia cho phù hợp.
Cũng nhờ chỉ số IBU mà thế giới bia trở nên đa dạng và thú vị hơn, mỗi loại bia thủ công sẽ có độ đắng khác nhau. Nếu là người thích những vị bia có độ đắng nhẹ thì bạn nên chọn những loại bia có IBU dưới 25. Mức này phù hợp với khẩu vị của người Việt, vì khi uống sẽ cảm nhận được vị ngon của bia.
=> Xem thêm: Sự khác biệt giữa bia Lager và Ale là gì?
Chỉ số trọng lực
Trọng lực của bia chính là lượng đường còn dư trong quá trình ủ bia. Chỉ số này ảnh hưởng đến hương vị của mỗi loại bia, Trọng lực bia rơi vào 1.000 đơn vị nếu không có lượng đường dư.
Trọng lực của bia thủ công khi đã được lên men hoàn chỉnh sẽ rơi vào 1.014 đơn vị, trong khi ở bia chưa lên men là 1.060 đơn vị. Chỉ số trọng lực càng cao thì thể hiện lượng đường còn dư càng nhiều trong sản phẩm bia.
Trên đây là những chỉ số có trong bia thủ công mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và thưởng thức các loại bia. Đừng quên theo dõi iBiero để cập nhật những tin tức hay nhất về bia thủ công bạn nhé.